Đây là điển cố thứ Mười một trong quẻ Quan Âm, mang tên Thư Tiến Khương Duy (còn gọi là Viết Thư Tiến Cử Khương Duy) Sau khi Khương Duy về Thành Đô
Quẻ Quan Âm Thư Tiến Khương Duy

Tử Vi, Tứ Trụ, Xem Tướng, Gieo quẻ, Xem bói

Đây là điển cố thứ Mười một  trong quẻ Quan Âm, mang tên Thư Tiến Khương Duy (còn gọi là Viết Thư Tiến Cử Khương Duy). Quẻ Quan Âm Thư Tiến Khương Duy có bắt nguồn như sau:

Khương Duy sinh năm 202, mất năm 264, tự là Bá Ước, là người có tài văn võ song toàn hiếm thấy, ở huyện Ký, quận Thiên Thủy ông là một tướng lĩnh quân sự và một nhà quân sự nối tiếng của nhà Thục Hán thời Tam Quốc. Khương Duy ban đầu là Trung lang tướng ở quận Thiên Thủy của Tào Ngụy, sau đầu hàng Thục Hán, làm quan đến chức Thứ sử, Đại tướng quân ở Lương Châu.

Khương Duy mồ côi từ khi còn nhỏ, sống cùng với mẹ. ông ham thích kinh học của Trịnh Huyền, có tài năng hơn người. Cha của Khương Duy là Khương Quýnh từng làm chức Công tào trong quận, khi các tộc Khương, Nhung làm loạn, Khương Quýnh đích thân bảo vệ cho Quận Thái thú mà tử trận. Vì vậy, nhà Ngụy ban cho Khương Duy làm Trung lang, tham gia vào việc quản lý quân sự trong quận.

Mùa xuân năm Kiến Hưng thứ 6 nhà Thục Hán (năm Thái Hòa thứ 2 nhà Ngụy, tức năm 228), Gia Cát Lượng Tân đầu khởi binh ờ núi Kỳ Sơn, sai Triệu Vân, Đặng Chi chiếm cứ Ký Cốc, giả vờ theo đường Tà Cốc, tấn công huyện Vân, đế chế ngự quân chủ lực của nước Ngụy. Ngụy Minh Đế Tào Tuấn sai Tào Chân chỉ huy các cánh quân ở Quan Hữu, bố trí quân đội hùng mạnh phòng bị ở huyện My, còn Gia Cát Lượng đích thân chỉ huy đại quân tấn công núi Kỳ Sơn.

Lúc này, quan Thái thú quận Thiên Thủy của nước Ngụy là Mã Tuần đang đưa Khương Duy và một vài người là quan Công tào Lương Tự, quan Chủ bạ Doãn Thường, quan Chủ ký Lương Kiền cùng với quan Thứ sử Ung Châu là Quách Hoài đi thị sát các vùng. Sau khi nghe tin quân Thục đến Kỳ Sơn, các huyện đều hưởng ứng, Quách Hoài liền quyết định đi về phía đông, trở về Thượng Khuê phòng bị. Mã Tuần nghi ngờ bọn Khương Duy có lòng dạ khác, đang đêm trốn theo Quách Hoài đến Thượng Khuê. Khương Duy phát hiện Mã Tuần đã bỏ đi, vội vàng đuổi theo sau, đáng tiếc là đã chậm một bước, đến khi bọn Khương Duy đến Thượng Khuê thì cống thành đã đóng, không cho họ vào trong thành. Bọn Khương Duy lại trở về huyện Ký, huyện Ký cũng không cho họ vào thành. Đám Khương Duy không còn đường đế đi, chỉ còn cách đầu hàng

Gia Cát Lượng thấy Khương Duy gan dạ tài trí, bèn phong làm Thương tào duyện, rồi thăng Phụng nghĩa tướng quân, sau lại phong làm Dương đình hầu. Lúc này Khương Duy hai mươi bảy tuổi.Gia Cát Lượng viết thư gửi cho quan Trưởng sứ Lưu Duệ và quan Tham quân Tưởng Uyển, hết lời khen ngợi Khương Duy, lại nói rằng: “Khương Bá Ước là người trung thành, cần cù, suy nghĩ sâu xa, xem xét những điều kiện của người này, thì những người như Vĩnh Nam (tức Lý Thiệu), Quý Thường (tức Mã Lương) cũng không sánh được. Người này thực sự là bậc thượng sĩ ở đất Lương Châu. Trong thư còn nói rằng: “Trước tiên nên giao cho huấn luyện năm sáu nghìn bộ binh Trung Hố. Khương Bá Ước rất giỏi về quân sự, vừa can đảm có nghĩa khí, lại am hiểu việc binh. Trong lòng người này có nhà Hán mà tài năng lại hơn người, cho huấn luyện quân đội, nên đưa vào cung yết kiến chúa thượng. Không lâu sau, Khương Duy liền được thăng chức làm Trung giám quân, Chinh tây đại tướng quân.

Gia Cát Lượng sau đó sáu lần đem quân đánh Kỳ Sơn, mắc bệnh nặng, tính mạng lâm nguy, đã đem bộ binh thư hai mươi tư thiên do mình viết ra truyền lại cho Khương Duy, hy vọng Khương Duy có thể tiếp nốl được chí của mình. Tháng tám, Gla Cát Lượng bị bệnh mà mất trong doanh trại tại cánh đòng Ngũ Trượng (nay ờ phía tây nam huyện My thuộc tỉnh Thiểm Tây), quân Thục giữ bí mật không phát tang, chỉnh đốn quân đội rút lui. Dân chúng vùng này thấy quân Thục đi hết, bèn báo vớỉ Tư Mã Ý, Tư Mã Ý xuất binh đuối theo. Khương Duy lệnh cho Dương Nghị quay cờ nối trống, làm ra vẻ quay lại nghênh đón. Tư Mã Ý cho rằng đã trúng kế, vội vã thu quân về, không dám đến gần. Sau khi Khương Duy về Thành Đô, nhận chức Hữu giám quân, Phụ Hán tướng quân, thống lĩnh quân đội, rồi sau được phong làm Bình Tương hầu.


Nguồn: ST & Tổng hợp từ Internet:

Về Menu


tu vi Tử vi thứ 7 của 12 Con Giáp ngày 7 sinh năm 1973 mệnh gì ý nghĩa của các loài cây cảnh Cung song tử 22 ngôi nhà tướng phương vị hoa giai tên gọi hợp mệnh mơ thấy cây cầu phong ngu sà Boi mũi củ tỏi bảng văn khấn cũng lễ tân gia tuổi Thân mệnh Thủy kiến săm biện Sơn đầu hỏa ý nghĩa sao hóa lộc Ngay hóa giải nhà không hợp phong thủy SAO ĐÀO HOA cung xử nữ nữ và thiên bình nam tư vi tháng cửu tử hỏa tinh Trung Thu con người võ sao thiên tài trong lá số tử vi Tâm thất 2016 bói tướng trán sướng phương vị cát lợi canh tuat 1970 cách xây nhà hall 8 giải mã giấc mơ thấy kim cương mơ thấy chị gái sinh em bé tình yêu 12 con giáp biểu tượng của hạc giấy vận mệnh tốt xấu qua tướng mũi sẹo Thiên Hà Thủy ngón út Hội Đền Rầm gái ế quê